Tái tổ chức Lục quân Quốc gia Khmer

Sau Đảo chính Campuchia 1970, Nguyên thủ quốc gia kiêm Tổng thống lĩnh Lon Nol đã ban hành lệnh tổng động viên và chỉ sau khi nhận được sự đảm bảo hỗ trợ quân sự từ Mỹ, Thái Lan, và Việt Nam Cộng hòa, kịp thời lập kế hoạch để mở rộng lực lượng vũ trang Khmer. Tháng 6 năm 1970, ông chính thức đặt tên lại là Quân đội Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: Armée Nationale Khmère - ANK), và nhanh chóng mở rộng lên đến 110.000 quân gồm cả nam lẫn nữ mặc dù hầu hết trong số họ là những tân binh non nớt chưa qua huấn luyện được tổ chức thành một hàng ngũ khó hiểu của đội hình chiến đấu kiểu Mỹ và Pháp do những hạ sĩ quan và sĩ quan thiếu kinh nghiệm bố trí.

Tổ chức hỗn hợp lúc giao thời

Đồng thời, có một số thay đổi về phạm vi tổ chức. Các tiểu đoàn bộ binh chính quy được vào Trung đoàn bộ binh độc lập (tiếng Pháp: Régiments d’Infanterie Autonomes – RIA), nâng cấp một số tiểu đoàn lên cấp lữ đoàn. Đến đầu tháng 5 năm 1970, 18 lữ đoàn bộ binh mới (tiếng Pháp: Brigades d’Infanterie – BI) được thành lập, nhưng chỉ có 12 đơn vị - 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12 và 14 - là thực sự tồn tại; còn lại 6 đơn vị - gồm 15, 16, 17, 18, 19 và 20 - chỉ tồn tại trên giấy. Từ giữa những năm 1970, các đơn vị bộ binh được tổ chức lại thành 15 cụm lữ đoàn (tiếng Pháp: Groupments Brigades d’Infanterie – GBI), mỗi cụm gồm hai lữ đoàn, với quân số tương được 1 sư đoàn, nhưng thiếu các đơn vị hỗ trợ. Trong số này, chỉ có 3 đơn vị thực sự đưa vào tham gia chiến đấu vào tháng 1 năm 1972, cả ba cụm khác vẫn trong quá trình huấn luyện và 9 cụm còn lại chỉ là dự kiến.[7][8] Các đơn vị pháo binh, truyền tin, công binh và bán lữ đoàn thiết giáp được biên chế lại làm thành phần nòng cốt của một lữ đoàn mới mà về sau này trở thành Lữ đoàn 1 Thiết giáp Khmer (1st Arm. Bde, 1re Brigade Blindée Khmère trong tiếng Pháp).[9][10]

Chuyển đổi biên chế theo kiểu Mỹ

Để sắp xếp tập trung đội hình chiến đấu của lục quân, một cuộc cải tổ lớn được thực hiện giữa tháng 7tháng 12 năm 1972 theo kiểu Mỹ. Cơ cấu tổ chức thuộc địa cũ thừa hưởng từ người Pháp đã bị bãi bỏ nhằm chuyển sang mô hình hiện đại kiểu quân đội Mỹ. Tháng 1 năm 1973, tất cả các sở chỉ huy của cụm lữ đoàn (gọi tắt là HQ), 17 sở chỉ huy trung đoàn, 16 sở chỉ huy lữ đoàn và 13 tiểu đoàn đã bị giải thể. Thay thế vào đó, tổ chức thành các bộ chỉ huy mới của 32 lữ đoàn bộ binh, 202 tiểu đoàn bộ binh và 465 đại đội bộ binh địa phương quân. Trong tổng số này, 128 tiểu đoàn được tạo thành từ các thành phần cơ động cho 32 lữ đoàn, trong đó 20 vẫn còn độc lập và 12 được phân bổ trong số 4 sư đoàn bộ binh cơ giới mới (tiếng Pháp: Divisions d’Infanterie) gồm Sư đoàn 1 Bộ binh, 2, 37. Riêng sư đoàn thứ năm là Sư đoàn 9 Phòng vệ Phủ Tổng thống với quân số ít ỏi mãi về sau mới được thành lập vào tháng 4 năm 1974. Các đơn vị binh chủng thiết giáp, pháo binh, truyền tin và công binh đã để lại ảnh hưởng trong việc tái tổ chức và giữ lại cấu trúc lữ đoàn riêng biệt của họ theo sự chỉ huy của riêng của họ. Tổng cục dự trữ cũng được đích thân Tổng thống Lon Nol tái tổ chức vào tháng 4 năm 1972 bằng cách chia thành ba nhóm: Lực lượng A, thuộc một Quân khu dành cho hoạt động chiến đấu, lực lượng B, Bộ tham mưu dự bị bao gồm 5 lữ đoàn và lực lượng C, gồm hai tiểu đoàn nhảy dù dưới sự chỉ huy của cá nhân Lon Nol.[11]